Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Chán nản bắt đầu tuần mới với công việc không ưa thích nghĩa là ngày xưa bạn đã không biết học ngành nào để thành tỷ phú rồi

Theo nhiều nghiên cứu, 75/100 người giàu nhất thế giới có bằng đại học và trong 75 người đó có 22 người học ngành kĩ sư.

Aaron Wallis Sales Recruitment một tổ chức chuyên về lao động và việc làm tại Anh đã tiến hành nghiên cứu những tỉ phú giàu nhất thế giới để biết phần lớn trong số họ học ngành gì và làm công việc gì khi mới rời ghế nhà trường.
Theo đó, 75/100 người giàu nhất thế giới có bằng đại học và trong 75 người đó có 22 người học ngành kĩ sư. 53 người khởi đầu sự nghiệp của mình bằng một công việc tự kinh doanh. Phần lớn còn lại khi mới ra trường đều đi làm nhân viên cho các công ty, tổ chức. Có 19% bắt đầu trong vị trí là nhân viên sales và 17% là giao dịch viên chứng khoán.
Chán nản bắt đầu tuần mới với công việc không ưa thích nghĩa là ngày xưa bạn đã không biết học ngành nào để thành tỷ phú rồi - Ảnh 1.
Cũng theo Aaron Wallis Sales Recruitment, trong 100 người giàu nhất thế giới, 5 ngành học được các tỉ phú chọn học nhiều nhất khi còn trẻ gồm:
1. Kỹ thuật (22%)
2. Kinh doanh (16%)
3. Tài chính và kinh tế (11%)
4. Luật (6%)
5. Khoa học máy tính (4%)
Chán nản bắt đầu tuần mới với công việc không ưa thích nghĩa là ngày xưa bạn đã không biết học ngành nào để thành tỷ phú rồi - Ảnh 2.
Những công việc phổ biến nhất của các tỉ phú khi họ mới bắt đầu đi làm:
1. Bán hàng (10%)
2. Người kinh doanh chứng khoán (9%)
3. Nhân viên phát triển phần mềm (5%)
4. Kỹ sư (5%)
5. Chuyên viên phân tích (4%)
Theo một nghiên cứu gần đây, thời điểm này, những phụ nữ với tấm bằng A-level (A-level là khóa học kéo dài 2 năm tại các trường cao đẳng tại Anh quốc, sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên có thể xin vào bất cứ khóa học nào tại bất cứ trường đại học nào, miễn là đáp ứng được yêu cầu đầu vào) có thể kiếm thêm 4.500 bảng Anh mỗi năm trong khi đó, lương của những cử nhân theo học 2 trong số các môn của STEM - một hệ thống giáo dục trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, có thể tăng gấp một phần ba. Lương dành cho phái nam sẽ thấp hơn đôi chút, khoảng 8%.
Sự tập trung dành cho các môn học theo hệ thống STEM có nghĩa rằng các ngành học của các tỷ phú tương lai sẽ tương đối khác biệt so với thời điểm hiện tại. Số lượng sinh viên có bằng A-level ngành hóa học đã tăng lên một phần năm, trong khi vật lý, sinh học và toán học tăng lần lượt 15%, 12% và 8%.
Chán nản bắt đầu tuần mới với công việc không ưa thích nghĩa là ngày xưa bạn đã không biết học ngành nào để thành tỷ phú rồi - Ảnh 3.
Một cử nhân mới tốt nghiệp Oxford và Cambridge có thể có mức lương khởi điểm lên tới 7.600 bảng Anh, tuy nhiên một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, đối với các cựu sinh viên ở Anh, việc sở hữu một tấm bằng từ trường Kinh doanh London mới là hấp dẫn nhất.
Nhiều người giàu còn nổi bật hơn khi chưa từng tốt nghiệp bất cứ một trường đại học nào, có gần một phần ba số người như vậy trong số những người giàu nhất thế giới - mặc dù số tài sản trung bình của họ ít hơn những người theo học ngành kỹ thuật.

Điểm thi tuyển sinh lớp 10 ở TP HCM: Môn Toán đa số từ 2 đến 5 điểm, khá nhiều bài thi điểm 0

Từ ngày 11 đến 13/6, hội đồng chấm thi đối sánh kết quả bài thi với kết quả trên máy tính, ghép điểm thi. Ngày 13/6 công bố kết quả thi, gửi kết quả thi về phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP HCM đã kết thúc vào ngày 3/6/2018, sau một tuần, công tác chấm thi cơ bản đã hoàn thành. Theo đánh giá của hội đồng chấm thi, nhìn chung điểm thi năm nay khá thấp. Năm nay, công tác chấm thi được tiến hành ở 2 điểm trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chấm môn Toán và Ngoại ngữ và trường THPT Nguyễn Hữu Thọ chấm môn Ngữ Văn.
Cụ thể, điểm thi môn Toán phân hóa khá rõ rệt, đa số bài thi đạt từ 2 đến 5 điểm và xuất hiện khá nhiều bài thi 0 điểm. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện bài thi đạt điểm 10.
Với đề thi rất sáng tạo và đổi mới của môn Ngữ Văn, đa số thí sinh đạt điểm 7, 8, thậm chí đã có điểm 9. 
Phần lớn thí sinh đạt điểm từ 6, 7, 8 ở môn thi Tiếng Anh. Điểm 9 và 10 cũng chiếm tỉ lệ khá và có khoảng 15% thí sinh có điểm dưới trung bình.
Thi tuyển sinh vào lớp 10: Điểm thi môn toán TP.HCM nhiều bài điểm 0 - Ảnh 1.
Thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10
Phổ điểm cả 3 môn qua một tuần chấm thi khiến nhiều giáo viên dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ không cao hơn năm ngoái. Điểm chuẩn sẽ có thể chỉ tăng ở các trường tốp giữa.
Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, từ ngày 11 đến 13/6, hội đồng chấm thi đối sánh kết quả bài thi với kết quả trên máy tính, ghép điểm thi. Ngày 13/6 công bố kết quả thi, gửi kết quả thi về phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện. Ngày 14/6 sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường chuyên. Điểm chuẩn vào các trường khác công bố vào ngày 10/7.

Bị dân mạng bảo "rỗi hơi", sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?

Chúng ta ai cũng có một cuộc đời riêng, và sinh viên tình nguyện cũng vậy, họ chọn cách sống để cống hiến, để giúp đời vậy hà cớ gì mọi người lại buông lời chỉ trích nặng nề họ như vậy.

Câu chuyện sinh viên tình nguyện chưa bao giờ nóng lên như thế này, khắp các trang mạng xã hội đâu đâu cũng thấy người ta bàn tán. Dân mạng thì cho rằng hầu hết sinh viên tham gia tình nguyện là rỗi hơi, lo việc thiên hạ, ở nhà không chịu giúp bố mẹ bao giờ mà hễ được nghỉ lại rủ nhau đi từ thiện, cốt để đăng ảnh Facebook sống ảo mà thôi.
Trong khi đó các cô cậu sinh viên tình nguyện cũng có lý lẽ riêng của mình. Với họ tuổi trẻ là để được cống hiến, để được dấn thân, được trải nghiệm, được thử sức mình, được dùng sức trẻ để giúp đỡ cho đời. Tại sao phải quá lo lắng về chuyện của bản thân mình trong khi ngoài kia còn rất nhiều người cần chúng ta giúp đỡ. Từ bé chúng ta đã được dạy rằng khi cho đi là lúc nhận lại được nhiều hơn. Cứ ngồi đó phân bua, ngồi đó tính toán chi li thiệt hơn thì lấy ai làm những việc mà sinh viên tình nguyện đang làm. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai?
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 1.
Đội tình nguyện Đồng hương Nghệ Tĩnh Đại học Luật Hà Nội với Chiến dịch Mùa hè xanh năm 2017 tại xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Dân mạng không tham gia tình nguyện nên họ chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề

Lê Phúc Lộc (1998), Đội trưởng Đội tình nguyện Đồng hương Nghệ Tĩnh Đại học Luật Hà Nội, cho biết: "Sau 1 thời gian hoạt động và đặc biệt sau chiến dịch tình nguyện hè năm ngoái thì mình thấy tình nguyện mang đến rất nhiều thứ. Nó giúp mình hiểu hơn về cuộc sống xung quanh, trang bị nhiều kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cần thiết và đặc biệt hơn là nhờ tình nguyện mà mình có thể đóng góp cho xã hội 1 phần nào đó.
Làm tình nguyện với ý thức tự nguyện và từ cái tâm của mình, chả ai bắt ép các bạn phải đi cả. Với mình thì đi tình nguyện giúp ta nhìn và thấu hiểu được hết các giá trị của cuộc sống, thấy thêm nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận thì mình thêm trân quý cuộc sống hơn. Việc nhà hay việc xã hội đều là việc nhưng làm sao điều phối được hài hoà công việc đấy thôi. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên, sức trẻ mình nghĩ là nên mang cống hiến cho đời, cho xã hội. Mình phủ nhận là ngoài kia có rất nhiều bạn trẻ đang hiểu sai về tình nguyện, mình cũng không có ý chê trách họ vì mỗi người mỗi suy nghĩ nhưng nếu họ tham gia 1 chương trình tình nguyện đúng nghĩa thì suy nghĩ của họ sẽ thay đổi thôi."
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 2.
Đội tình nguyện Đồng hương các tỉnh luôn có nhiều hoạt động thiết thực đầy ý nghĩa hướng về quê hương của mình
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 3.
Không chỉ các bạn sinh viên xuất phát từ nông thôn, nhiều bạn trẻ ở thành phố cũng chưa 1 lần được đi đào mương, gặt lúa hay là đổ bê tông, xây nhà... Tình nguyện chính là cơ hội để họ được trải nghiệm được học hỏi qua đó rút ra nhiều bài học cho cuộc sống của mình.

Ai cũng ngồi trên mạng chỉ trích thì lấy ai đi làm từ thiện?

"Mình dám cá đa phần những người chỉ trích sinh viên tình nguyện đều là những người chưa tham gia từ thiện bao giờ. Mỗi mùa thi đại học, thi cấp 3, thực sự có rất nhiều việc để làm, ai sẽ giúp thí sinh đến nhầm điểm thi đến đúng nơi cần đến, ai sẽ giúp thí sinh quên giấy tờ về nhà lấy, ai hướng dẫn phụ huynh, ai phát nước miễn phí, ai làm hàng rào chắn phân luồng giao thông?" - Trịnh Kim My, sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, một người đã tham gia tiếp sức mùa thi suốt nhiều năm nay cho biết.
Khi nhìn thấy nụ cười hạnh phúc, khi nhận một cái ôm ấm áp từ những người bạn giúp đỡ, bạn sẽ thấy việc tham gia tình nguyện nó ý nghĩa biết bao.
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 4.
"Được tham gia tình nguyện là một trong những điều tuyệt vời nhất của tuổi trẻ"
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 5.
Gói Bánh Chưng tặng bà con trong chương trình Tết yêu thương năm 2017 tại xã Xuân Giang 2, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Tiếp sức mùa thi là một trong những chương trình ý nghĩa nhất mà sinh viên tình nguyện được tham gia. Từ 625 tình nguyện viên ban đầu năm 2001, đến năm 2017, Tiếp sức mùa thi thu hút hơn 74.000 thanh niên tình nguyện tham gia với hơn 12 triệu lượt thí sinh và người nhà được hỗ trợ.
Hơn 500.000 nhà trọ miễn phí được giới thiệu, hơn 2 triệu suất ăn miễn phí được cấp phát.. là những con số cực kỳ ấn tượng suốt 16 năm qua của chương trình này.
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 6.
Nhóm sinh viên tình nguyện và các sĩ tử của chương trình "Cùng bạn đi thi"
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 7.
Những giây phút ấy, chúng tôi mới nhận ra cuộc sống này đáng quý, đáng trân trọng như thế nào
Bị dân mạng bảo rỗi hơi, sinh viên tình nguyện phản pháo: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? - Ảnh 8.
Chiến dịch Mùa hè xanh
Đời sinh viên tình nguyện là thế, họ đơn giản lắm, họ muốn cống hiến một phần tuổi trẻ cho đời, họ chẳng nghĩ ngợi gì cho bản thân. Họ đã sống những ngày tháng thực sự ý nghĩa, vậy hà cớ gì chúng ta lại buông lời chỉ trích nặng nề như vậy.
Chỉ cần cân bằng tốt việc nhà, việc từ thiện giúp đời thì sinh viên tình nguyện vẫn mãi là những người xứng đáng được tôn vinh, được ngưỡng mộ!

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Chi tiết lịch phát sóng 64 trận đấu World Cup 2018 trên các kênh VTV

Đài truyền hình Việt Nam vừa công bố lịch phát sóng dự kiến 64 trận đấu ở World Cup 2018 trên các kênh sóng của VTV.

Hầu hết các trận đấu ở World Cup 2018 sẽ được phát trên kênh VTV6. Ngoài ra, cũng có một số trận đấu được phát trên VTV3 và VTV2, khi nhiều trận diễn ra cùng giờ.
Cụ thể, trận khai mạc giữa Nga và Ả-rập Xê-út sẽ được trực tiếp trên VTV6 vào lúc 22h30 ngày 14/6 này. Trận chung kết diễn ra vào ngày 15/7 sẽ được trực tiếp trên VTV6 và VTV2.
Chi tiết lịch phát sóng 64 trận đấu World Cup 2018 trên các kênh VTV - Ảnh 1.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 8/6 mới công bố mua thành công bản quyền truyền hình World Cup 2018, sau thời gian đàm phán kéo dài. VTV không tiết lộ giá cả cụ thể để mua được bản quyền truyền hình của World Cup 2018 nhưng con số được cho là vào khoảng 10,5 triệu đôla. Trong đó một tập đoàn tư nhân vào giờ chót đã ủng hộ 5 triệu đôla, giúp VTV có đủ kinh phí để mua bản quyền. 
Ngoài ra đài đài truyền hình TPHCM (HTV) cũng đóng góp kinh phí mua bản quyền, đổi lại HTV được phép sử dụng đội ngũ BLV, xây dựng chương trình kèm theo cũng như khai thác quảng cáo cho riêng mình.
Lịch phát sóng dự kiến toàn bộ 64 trận đấu:
Chi tiết lịch phát sóng 64 trận đấu World Cup 2018 trên các kênh VTV - Ảnh 2.
Chi tiết lịch phát sóng 64 trận đấu World Cup 2018 trên các kênh VTV - Ảnh 3.
 lich-3-ok-15286012838221124936988

Chàng trai lên mạng chê người yêu không biết cấy lúa, ăn cỗ không chịu rửa bát, dân mạng liền xúi cô gái: "Chia tay đi"

Với suy nghĩ bảo thủ của chàng trai, dân mạng thật sự lo lắng cho tương lai của cô gái trong câu chuyện này. Rất hi vọng một điều gì đó sẽ làm cậu thay đổi.

"Bóc" người yêu vì không khéo léo, đảm đang vốn không phải là chuyện lạ. Song, chưa có trường hợp nào dân tình lại đồng lòng xúi cô gái bị người yêu chê "vụng" chia tay ngay anh chàng đang hẹn hò.
Chuyện là anh chàng ấy kể bạn gái mình là con gái nhà nông mà không biết cấy lúa sau này cưới về sao có thể phụ giúp mẹ mình cấy cày. Đến nhà người yêu ăn cỗ cưới mà không chịu rửa bát thì có nghĩa là không đảm đang.
Dân tình hỏi ngược chàng trai: Thế máy móc sinh ra để làm gì mà không dùng cấy cày cho tiện? Con gái nhà người ta chưa danh phận mời về ăn cưới xong "auto" sẽ rửa bát? Mới là bạn trai bạn gái của nhau mà thế thì sau này cưới về biết phải làm sao?
Chàng trai lên mạng chê người yêu không biết cấy lúa, ăn cỗ không chịu rửa bát, dân mạng liền xúi cô gái: Chia tay đi - Ảnh 1.
Chia sẻ gây chú ý của chàng trai.
Bạn nghe toàn bộ câu chuyện nhé!
"Mình năm nay ra trường rồi còn người yêu mình đi làm đều là cựu sinh viên NEU, yêu nhau được 1 năm rồi. Các bạn ở nông thôn thì cũng biết là tầm này đang vào mùa gặt. Mà nhà mình đang gặt lúa thì mình có nhờ người yêu vào gặt hộ xong em ấy bảo:
- Em không biết gặt.
- Thế chắc em không biết cấy luôn nhỉ?
- Vầng.
- Thế nhà em có làm ruộng không?
- Nhà em có.
Nhưng bố mẹ em chỉ cấy đủ ăn thôi.
Chàng trai lên mạng chê người yêu không biết cấy lúa, ăn cỗ không chịu rửa bát, dân mạng liền xúi cô gái: Chia tay đi - Ảnh 2.
Em là cô gái nông thôn nhưng không biết cấy lúa (Ảnh minh hoạ).
- Em là con gái lớn như này rồi mà vẫn chưa biết cấy với gặt thì anh cũng chịu, chẳng biết giúp đỡ bố mẹ gì cả. Nhỡ mai sau cưới mẹ anh bảo em đi cấy với gặt thì em làm thế nào?
- Nhà em thuê người cấy với mẹ em cấy còn gặt thì thuê máy. Mai sau cưới thì em học cấy thôi còn gặt thuê máy cho nhàn anh ạ, xong mình cũng chỉ cười trừ. Mà trước đấy mình có dẫn em về hôm chị gái mình cưới nhờ em rửa bát hộ thì em bảo:
- Anh mời em ăn cỗ, em vào đây còn làm những chuyện lặt vặt rồi vừa mới ăn xong anh lại bảo em đi rửa bát. Em không rửa đâu mai kia cưới là con cháu trong gia đình thì em rửa.
Thật sự sau 2 chuyện này mình rất tức người yêu bởi vì là con gái nông thôn mà không biết cấy với gặt. Ai ở nông thôn đa số đều có ruộng mà em người yêu mình như này thì làm sao bố mẹ mình chấp nhận được. Đã thế còn không rửa bát nữa.
Mình yêu em nhưng như thế này thì không được. Mình không biết làm gì nữa vì 2 đứa cũng tính sang năm là về 1 nhà rồi. Mà nhà mình thuần nông em thì không biết cấy với gặt thì làm sao chấp nhận được".
Chàng trai lên mạng chê người yêu không biết cấy lúa, ăn cỗ không chịu rửa bát, dân mạng liền xúi cô gái: Chia tay đi - Ảnh 3.
Tự nhiên không biết cấy lúa với không chịu rửa bát cái bị người yêu kể xấu trên mạng luôn, ai mới là người suy nghĩ có nên chia tay hay không đây? (Ảnh minh hoạ).
Tâm sự này đã hút hơn 18k like và rất nhiều bình luận chia sẻ. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng chàng trai đã có suy nghĩ quá bảo thủ và gia trưởng mà nhiều cô gái khó lòng chấp nhận. Kể chuyện riêng tư cứ nghĩ được dân tình đồng lòng ủng hộ, hoá ra toàn bị "ném đá" ngược.
"Kiểu mời đi cưới ăn diện lồng lộn lên rồi bắt đi rửa bát ai chịu cho được. Chưa về một nhà thì vẫn là vai khách, ai lại bắt khách đi rửa chén bao giờ?", Việt Hương chia sẻ.
Thu Trang: "Mình đây gái nhà nông mà 23 tuổi đời chưa phải đi cấy hay đi gặt lần nào nhé. Nhà mình thuê người cấy với gặt nhé. Ai bảo nhà nông là phải biết cấy và gặt. Với cả, bạn gái kia đã làm vợ bạn đâu mà bạn bảo cô ấy về gặt cho nhà bạn? Nhà nó nó còn chả phải làm chứ là làm cho nhà bạn. Vote chia tay".
Còn bạn, bạn nghĩ rằng cô gái trong câu chuyện này có nên chia tay sớm để bớt đau khổ không? Có cách nào thay đổi suy nghĩ của chàng trai trong câu chuyện này không?